Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Khan hiếm sản phẩm nông sản hữu cơ

Thời gian qua, Việt Nam đã được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế cho phát triển nông nghiệp hữu cơ, điển hình là tổ chức phát triển nông nghiệp châu Á của Cơ quan Phát triển Đan Mạch (ADDA) từ năm 2004 đến 2012.

Ngày 6.6 tại Hà Nội, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã tổ chức hội thảo về nông nghiệp hữu cơ. Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nước ta đang rơi vào tình trạng khan hiếm nông sản hữu cơ.
Ông TS Hà Phúc Mịch – Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho biết: “Để có sản phẩm hữu cơ chất lượng đến tay người tiêu dùng là điều không hề dễ dàng. Nông nghiệp hữu cơ dù đang trên đà phát triển tốt, tuy nhiên các sản phẩm nông sản hữu cơ rất khan hiếm. Năm 2010, cả nước có 21.000ha nông nghiệp hữu cơ. Hai năm sau, diện tích cũng chỉ tăng thêm được 2.400ha, lên thành 23.400ha, chỉ bằng 0,2% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, diện tích canh tác, nuôi trồng hữu cơ của nước ta đạt hơn 43.010ha; tập trung tại một số tỉnh thành”.
 khan hiem san pham nong san huu co hinh anh 1
Sản xuất các mặt hàng nông sản hữu cơ đang là xu hướng được nông dân và người tiêu dùng đón nhận. Ảnh: I.T
Thời gian qua, Việt Nam đã được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế cho phát triển nông nghiệp hữu cơ, điển hình là tổ chức phát triển nông nghiệp châu Á của Cơ quan Phát triển Đan Mạch (ADDA) từ năm 2004 đến 2012.

TS Lê Văn Hưng – Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho biết: “Dự án triển khai trên 9 tỉnh ở phía Bắc Việt Nam trên các đối tượng cây trồng là lúa-rau-vải-cam-bưởi-chè và thủy sản là cá. Dự án được ADDA-Hội Nông dân Việt Nam thực hiện đã giúp cho người nông dân 9 tỉnh phía bắc Việt Nam lần đầu tiên được biết về nông nghiệp hữu cơ, hiểu các nguyên tắc, phương pháp canh tác hữu cơ. Hiện nay, các nhóm nông dân sản xuất hữu cơ đang chuyển đổi chủ yếu là rau, gà và bưởi. Sản lượng rau hữu cơ PGS (hệ thống giám sát, đảm bảo chất lượng) cung cấp cho thị trường Hà Nội đến nay đạt 350 tấn/năm, tăng gấp đôi so với 2012, tại Hà Nội có 50 cửa hàng có chứng nhận PGS.

Nông dân huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình từ lâu đã có kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hữu cơ từ các dự án do ADDA tài trợ. Chị Phùng Thị Lan - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lương Sơn thông tin: “Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo và thành lập 18 nhóm tổ hợp tác sản xuất sản phẩm hữu cơ. Các nhóm này hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân có hiệu quả gồm là 51 mô hình về dịch vụ phân bón, vật tư nông nghiệp, giống vốn, tư vấn tập huấn KHKT cho nông dân, trồng lúa, trồng gấc, trồng rau hữu cơ, trồng hoa cúc/hồng, bưởi Diễn, nhãn, bò sữa, nuôi vịt bầu Bến... với 6.030 hội viên tham gia. Mô hình này đã được nhân rộng trên địa bàn, một số nơi đã ứng dụng thành công nâng hiệu quả kinh tế có thu nhập từ trên 50 triệu đồng/ha/năm lên tới trên 200 triệu đồng/ha/năm, nông dân phấn khởi đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ”.

Nguồn: Đình Thắng, Báo Nông thôn ngày nay


Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Thực phẩm hữu cơ tìm về nội địa

Hiện nay, rất nhiều sản phẩm sạch, có nguồn gốc được nhiều doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh sản xuất, phân phối trên thị trường; trong đó, có những sản phẩm mang thương hiệu VietGap, Global Gap. Tuy nhiên, những sản phẩm Organic (thực phẩm hữu cơ) lại ít người biết đến.

Thị trường tiềm năngTheo Viện kinh tế Nông nghiệp hữu cơ (VOAEI), trước thách thức về tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng và hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tìm mua và ưu tiên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo và có thương hiệu uy tín trên thị trường.

Thực phẩm Organic hiện bày bán trên thị trường nội địa chưa nhiều do “kén” người mua.
Trước xu hướng đó, một số nhà đầu tư, các nông trường có quy mô khác nhau, kể cả các hợp tác xã nông nghiệp đã tiên phong chuyển dịch dần phương thức canh tác truyền thống sang sản xuất xanh và sạch nhằm cung cấp cho thị trường các sản phẩm thực phẩm an toàn, phù hợp theo tiêu chuẩn quy định như VietGap, Global Gap, hoặc theo định hướng nông nghiệp tự nhiên không dùng thuốc. Trong đó, nông nghiệp hữu cơ (NNHC) được xem là một lĩnh vực mới nổi ở Việt Nam, hứa hẹn hiệu quả kinh doanh lớn hơn và cơ hội phát triển tốt.

Tuy nhiên, trong hơn 10 năm qua, số lượng doanh nghiệp (DN) đi theo hướng NNHC chỉ vài chục DN. Phần lớn các DN này có sản phẩm hữu cơ được chứng nhận quốc tế, từ rau củ, quả, tôm cá, gạo, trà, dầu dừa… và chủ yếu xuất khẩu là chính. Chỉ hai, ba năm trở lại đây, các DN mới bắt đầu quay lại thị phần nội địa khi vấn đề thực phẩm bẩn, chất cấm được sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt, chế bến, sản xuất… được báo động và sản phẩm NNHC mới bắt đầu được người tiêu dùng tìm đến.

Chị Nguyễn Hạnh Uyên, Trưởng phòng quản lý bán hàng và tiếp thị của Công ty TNHH Dược phẩm Fito Pharma, một trong những đơn vị tiên phong đi vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm NNHC cho biết, “cách đây 10 năm, Fito đã bắt đầu xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài do các nước này rất quan tâm đến sản phẩm sạch. Hiện nay, thị trường Fito đang xuất khẩu là các nước châu Âu như Anh, Pháp, Thụy điển, Hà Lan, Ba Lan… và châu Mỹ như Mỹ, Canada, Nga… Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là các lại trà hữu cơ, thực phẩm chức năng loại viên nang hữu cơ, mỹ phẩm (dầu gội, dầu xả, sữa tắm, vệ sinh phụ nữ…)... được chiết xuất từ lá trà xanh, trà đen, gừng, hoa lài, nha đam, atisô, quế, sả… “Hai năm trở lại đây, khi thấy nhu cầu người tiêu dùng tìm thực phẩm sạch tăng cao, Fito mới mạnh dạn đưa ra thị trường nội địa một số sản phẩm trà hữu cơ và được đón nhận rất nhiệt tình của người tiêu dùng”, chị Hạnh nói.

Tuy nhiên, một DN cung cứng thực phẩm hữu cơ với thương hiệu Organica tại TP Hồ Chí Minh cho biết, so với những sản phẩm sạch khác như VietGap, Global Gap thì giá thành sản phẩm Organic đắt hơn nên rất kén người mua. Lí giải vì sao đắt, đại diện Organica cho hay: “Để đầu tư NNHC, người nông dân phải mất nhiều thời gian và công sức cho việc chăm sóc đến thu hoạch. Một năm chỉ có vài mùa chứ không được quanh năm như phương thức trồng nông nghiệp vô cơ. Chưa kể, khi bị sâu bọ phá hoại, mùa đó coi như mất trắng, phải phá đi trồng lại, năng suất trồng cũng không cao. Vì thế, giá thành Organic luôn cao và số lượng cũng không nhiều. Đây cũng chính là cản trở khiến hệ thống Organic không thể phát triển rộng rãi”.

Cần hỗ trợ nhân rộng mô hình 

Theo Cục trồng trọt, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản xuất NNHC là phương pháp nuôi, trồng rau quả, thực phẩm mà không sử dụng bất cứ một loại hóa chất độc hại nào như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt có hóa chất cũng như các loại phân hóa học mà sản xuất hữu cơ chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Một số mô hình sản xuất NNHC được nhiều người biết đến như sản xuất gạo thơm hoa sữa của Công ty CPTM và sản xuất Viễn Phú ở Cà Mau; rau hữu cơ của anh Nguyễn Bá Hùng ở Đà Lạt, cam sành đặc sản ở Hàm Yên, Tuyên Quang; mô hình chè Gap và hữu cơ ở Lâm Đồng do TS.Phạm S nghiên cứu…

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của các hộ nông dân, doanh nghiệp sản xuất theo mô hình NNHC tại Việt Nam là vẫn chưa có tổ chức nào cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm hữu cơ. Các sản phẩm xuất khẩu được chứng nhận hữu cơ lại dựa vào tổ chức của nước ngoài như IMO, JAS, Control Union, liên hiệp kiểm soát (KSAL), ICEA, ACT… Mặt khác, chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ vẫn chưa có cho dù tháng 1/2012, Chính phủ đã ban hành quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản bao gồm hữu cơ, nhưng hầu hết chỉ hỗ trợ cho an toàn/GAP. Ngoài ra, việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ ở các địa phương còn rất hạn chế, các tiêu chuẩn cơ bản cho sản xuất và chế biến hữu cơ vẫn chưa được rõ ràng. Do không dùng hóa chất nên năng suất cây trồng hữu cơ thấp, sản phẩm hữu cơ cho hình thức chưa đẹp…

Theo TS Võ Minh Khải, Tổng giám đốc Công ty Viễn Phú, đây thực sự là một thách thức và khó khăn rất lớn cho ngành sản xuất NNHC, khiến việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong nước về giá trị của NNHC không cao. Để nhân rộng mô hình NNHC và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ nông nghiệp vô cơ sang hữu cơ, ông Khải kiến nghị Nhà nước và Chính phủ cần đồng hành hơn với DN để ngành NNHC phát triển mạnh. Chủ yếu, cần có cơ chế chính sách rõ ràng trong hỗ trợ ưu đãi khi nông dân, DN tham gia NNHC. “Cụ thể, nếu người nông dân canh tác hữu cơ sẽ được hưởng lợi gì về vay vốn ngân hàng (thời gian có dài hơn và lãi suất có thấp hơn) so với canh tác vô cơ. Tương tự, DN tham gia NNHC được hưởng lợi gì, ưu đãi gì khi phân phối sản phẩm, vay vốn, xúc tiến thương mại”, ông Khải nói. 
Bài và ảnh: Hải Yên TTXVN

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Làm thực phẩm sạch khó trăm bề

Trong làn sóng khởi nghiệp gần đây, lĩnh vực thực phẩm sạch được nhiều người quan tâm do nhu cầu thị trường lớn

Nhiều người vốn là “tay ngang”, xuất phát từ nhu cầu làm thực phẩm gia đình nhưng có khả năng mở rộng quy mô đã coi đây là cơ hội để làm giàu.
Làn sóng mới
“Tôi có 1 ha đất bỏ không, giờ trồng gì thì bán được?”. “Tôi muốn làm rau thủy canh thì cần bao nhiêu vốn, thị trường ở đâu?”. “Mình có một trang trại gà ta, trước giờ toàn bán cho thương lái, nay muốn bán lẻ phải làm sao?”… Đó là những câu hỏi phổ biến tại nhiều diễn đàn cũng như các hội nghị về nông sản sạch tổ chức gần đây. Không chỉ vậy, trong những cuộc cà phê với bạn bè, nhiều người cũng có thể nghe được những câu chuyện như “mình sắp bán trái cây sạch, mọi người nhớ ủng hộ”…
Thế nhưng, anh Trần Văn Hùng - chủ một cửa hàng thực phẩm sạch ở quận 1, TP HCM - cho biết có làm thực tế mới thấy khó vô cùng. Nhiều loại trước khi trồng, khảo sát cho thấy nhu cầu rất lớn nhưng lúc thu hoạch thì việc tiêu thụ không như kỳ vọng.
Thực phẩm sạch có giá thành cao nên cần sự tiếp sức của người tiêu dùng để phát triển, hạ giá thành
Thực phẩm sạch có giá thành cao nên cần sự tiếp sức của người tiêu dùng để phát triển, hạ giá thành
“Đặc biệt, nhóm các sản phẩm thịt không hóa chất gặp khó ngay từ khâu chăn nuôi vì bệnh dịch nhiều, nếu không dùng kháng sinh thì rất dễ mất trắng cả đàn. Đến khâu giết mổ phải đưa đến lò đạt chuẩn ở xa, trong khi số lượng cung cấp nhỏ nên chi phí cao. Ngoài ra, thủ tục thú y phức tạp, phải mất nhiều tháng sản phẩm ra thị trường mới được xem là hợp pháp khiến nhiều người nản lòng” - anh Hùng dẫn chứng.
Theo ông Mai Quốc Thái, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại TP HCM, muốn đầu tư vào nông nghiệp cần 4 yếu tố chính: đất, vốn, kỹ thuật và thị trường. Nếu chưa đủ 4 yếu tố này mà lao vào làm sẽ cầm chắc thất bại.
TS Đinh Minh Hiệp, Trưởng Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP HCM (AHTP), cho biết qua nhiều năm theo dõi hoạt động ươm tạo doanh nghiệp (DN) công nghệ thì thời gian gần đây, lĩnh vực nông nghiệp có nhiều tín hiệu đáng mừng. Thực phẩm vốn là nhu cầu thiết yếu của con người nên thị trường luôn rộng mở. Đời sống càng phát triển thì yêu cầu về thực phẩm ngày càng cao.
“Thực tế, thị trường đang đòi hỏi một nền nông nghiệp có thể nói nôm na là xanh - sạch - đẹp và có lợi về mặt kinh tế. Tuy cách thức sản xuất nông nghiệp có thay đổi nhưng so với những lĩnh vực khác như công nghiệp, dịch vụ thì giá trị gia tăng không bằng. Người ta vẫn nói nông sản thực phẩm là “sáng rau, chiều rác” nên không thể đòi hỏi lợi nhuận cao” - ông Hiệp nhận xét.
Nên “làm từ từ”
Việc tiêu thụ nông sản sạch hiện gặp “điểm nghẽn” giữa sản xuất và thị trường do thiếu kênh phân phối riêng. Tình trạng sản xuất sạch nhưng phải bán như hàng chợ và bị trộn lẫn hàng sạch - bẩn khiến người tiêu dùng càng khó lựa chọn.
Đại diện Công ty TNHH Trang trại 3A (Bình Dương), chuyên nhóm hàng đặc sản (gà ri, tổ yến…) cho biết làm thực phẩm sạch không khó, cái khó là bán ở đâu. Nhiều DN khởi nghiệp nông nghiệp có quy mô nhỏ, thiếu vốn nên không thể kiêm luôn khâu phân phối. Vì vậy, rất cần những đơn vị kết nối các nhà sản xuất và nơi chuyên doanh thực phẩm sạch để cùng hỗ trợ nhau phát triển.
Theo thạc sĩ Vũ Tuấn Anh, Trưởng Dự án Khởi nghiệp Cộng đồng (Hoa Sen Group), những người muốn làm thực phẩm sạch không nên tiến hành một mình mà cần hình thành những nhóm hợp tác để tăng sức mạnh. Còn ông Lê Hiếu Hữu, cố vấn marketing Công ty CP Hóa chất Nông Việt, cho rằng bạn trẻ khi khởi nghiệp nên tìm cho mình thị trường ngách, ít cạnh tranh để bắt đầu. Với thực phẩm sạch thì nên “làm từ từ” để kiểm soát về chất lượng cũng như quản trị.
Đồng tình với ý kiến này, thạc sĩ Nguyễn Hoàng Cung, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Vua Vi Sinh (Cần Thơ) - chuyên về gạo sạch, khuyên những ai mới bắt đầu vào lĩnh vực này nên làm từng bước, không nôn nóng. Bây giờ là thời của thực phẩm hữu cơ nhưng để làm được thì khó vô cùng, nhiều người đầu tư đến khi gần lấy được chứng nhận thì hết vốn, không thể phát triển tiếp. Các chuyên gia đến từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản chỉ chúng ta cách làm nông nghiệp hữu cơ nhưng thực tế tỉ lệ nông sản hữu cơ của họ cũng rất thấp.
“Theo quan điểm của tôi thì nên bắt đầu từ việc dùng hóa chất có kiểm soát (các tiêu chuẩn GAP) rồi hạn chế dần, sau đó là canh tác sinh học, cần phải có thời gian để đất đai đủ tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ thật sự. Trong tương lai không xa, giá thành nông sản sạch theo tiêu chuẩn sinh thái, hữu cơ sẽ không còn cao do không tốn chi phí vật tư đầu vào từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mà Việt Nam vốn phụ thuộc vào nhập khẩu” - ông Cung kỳ vọng.
Nguồn: Ngọc Ánh, Người Lao Động

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Rau hữu cơ đang hút người mua

VOV.VN -Rau hữu cơ hiện được đánh giá là sản phẩm an toàn tuyệt đối cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.
Thời gian gần đây, cụm từ “rau hữu cơ” ngày càng trở nên thân quen với nhiều người tiêu dùng Hà Nội. Mặc dù giá rau hữu cơ đắt gấp 3-4 lần giá rau bán ngoài thị trường hoặc trong siêu thị nhưng vẫn hút người mua bởi chất lượng và độ an toàn cao của loại rau này.
rau huu co dang hut nguoi mua hinh 0
Nhu cầu sử dụng rau hữu cơ ngày càng tăng.
Khoảng vài tháng trở lại đây, chị Đoàn Thanh Loan ở phường Trung Hòa, Cầu Giấy thường xuyên tới các cửa hàng uy tín cung cấp các loại rau, củ, quả hữu cơ. Nhận thấy nguy cơ thực phẩm bẩn tràn lan thị trường, khó kiểm soát chất lượng sản phẩm nên chị rất lo lắng cho sức khỏe những người thân cho gia đình. Qua tìm hiểu, biết được những loại rau, củ có nguồn gốc hữu cơ, (là những loại rau được chăm sóc bằng phân hữu cơ, hoàn toàn không sử dụng các loại phân bón hóa học) tốt cho sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên chuyển qua mua các loại thực phẩm này. Giá rau đắt hơn 3-4 lần giá rau bán ngoài thị trường.
Chị Đoàn Thanh Loan nói: “Mỗi ngày, gia đình tôi mua trung bình hết 30-40 nghìn tiền rau, củ. Tiền rau khoảng 20 nghìn, mua thêm dưa chuột, cà chua, khoai tây…cũng phải 40-50 nghìn. So với rau bán ngoài thì cảm giác an toàn nên vẫn chọn mua cho gia đình. Tôi vẫn lựa chọn cả rau an toàn và rau hữu cơ nhưng nếu có điều kiện kinh tế thì tôi sẽ dùng rau hữu cơ bởi vì rau hữu cơ được bón hoàn toàn bằng phân hữu cơ, không dùng phân bón hóa học thì sẽ đảm bảo hơn cho sức khỏe”.

rau huu co dang hut nguoi mua hinh 1
Hệ thống cửa hàng bán rau hữu cơ ở Hà Nội.
Không chỉ chị Loan mà hầu hết người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm rau hữu cơ đều cho rằng, những sản phẩm này an toàn, chất lượng thơm ngon hơn các loại rau bán ngoài chợ, siêu thị.
Qua khảo sát tại các cửa hàng bán rau hữu cơ, giá được niêm yết đắt hơn ngoài thị trường gấp nhiều lần. Cụ thể, rau cải ngọt, bắp cải, mồng tơi, rau muống đều có mức giá 32.000 đồng/kg, khoai sọ: 70.000 đồng/kg, thịt lợn đen 175.000 đồng/kg, dưa lưới vàng 66.000 đồng/kg, mãng cầu xiêm 64.000 đồng/kg, dâu tây Đà Lạt 240.000 đồng/kg…
Rau hữu cơ hiện được đánh giá là sản phẩm an toàn tuyệt đối cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Hầu hết các quận của Hà Nội đều có cửa hàng bán loại rau này, đồng thời nhận đưa hàng tới tận nhà nếu khách hàng có nhu cầu đặt mua qua mạng hoặc qua điện thoại. Ông Trần Mạnh Chiến, Giám đốc chuỗi cửa hàng rau hữu cơ Bác Tôm cho biết, trồng rau hữu cơ cần có giấy chứng nhận tiêu chuẩn PGS (sau 6 tháng trồng rau mới được công nhận là sản phẩm rau hữu cơ). Giá rau đắt do nhiều yếu tố như năng suất thấp, thời gian từ khi gieo trồng đến thu hoạch kéo dài hơn nhiều so với rau sử dụng phân bón hóa học...:
Ông Chiến nói: “Rau hữu cơ đắt bởi nó hoàn toàn không được sử dụng chất hóa học nào, kể cả phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học, vật liệu biến đổi gen, thuốc diệt cỏ và các chất kích thích tăng trưởng. Nguyên tắc của trồng rau hữu cơ là sử dụng các biện pháp sinh học, canh tác không sử dụng phân bón hóa học mà chỉ sử dụng phân hữu cơ, khoai mục đúng quy trình để đảm bảo có các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây rau, không có tồn dư về hóa học trong sản phẩm, rất an toàn cho sức khỏe”.
rau huu co dang hut nguoi mua hinh 2
Quy trình trồng rau hữu cơ được kiểm soát nghiêm ngặt ở xã Thanh Xuân, Sóc Sơn.
Trước nhu cầu lớn về rau sạch của thị trường, vài năm trở lại đây, nhiều vùng trồng rau của Hà Nội đã chuyển đổi sang trồng rau hữu cơ. Xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn là một trong những vùng rau hữu cơ đầu tiên của Hà Nội. Hiện, diện tích sản xuất rau hữu cơ của xã mở rộng lên 24 hecta, cung cấp cho thị trường 30 đến 35 tấn rau củ mỗi ngày. Thời gian tới, xã dự định tăng thêm 10 hecta sản xuất. Với đặc trưng của khí hậu miền Bắc 4 mùa rõ rệt, “mùa nào thức đó” , xã Thanh Xuân có thể cung cấp đa dạng hơn 40 loại rau, củ khác nhau. Mô hình đã góp phần bảo đảm thu nhập ổn định cho người trồng rau. Bên cạnh đó, việc trồng rau hữu cơ giúp cải thiện môi trường đất, nước, môi trường làm việc của chính người nông dân.
Ông Lê Minh Quyền, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Thanh Xuân cho biết, rau hữu cơ Sóc Sơn đã được đăng ký nhãn hiệu tập thể và đang ngày càng khẳng định thương hiệu trên thị trường. Quy trình trồng rau được giám sát nghiêm ngặt, thường xuyên có 70 thanh tra viên kiểm tra đột xuất các hộ trồng rau. Những nông dân làm sai quy định sẽ không được cấp chứng nhận rau hữu cơ:
“Trong mô hình sản xuất rau hữu cơ của chúng tôi, bà con nông dân còn thiếu nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất. Để đảm bảo cho cây trồng phát triển tốt cũng như đưa công nghiệp hóa vào sản xuất vào để tăng năng suất diện tích rau này thì bà con rất cần nguồn vốn từ các dự án, từ các cấp để đầu tư cho nhà lưới, nhà kính hoặc máy làm đất đa năng để người nông dân giải phóng một phần nào lao động bằng chân tay”, ông Quyền cho biết
Theo kế hoạch năm nay, thành phố Hà Nội sẽ mở rộng diện tích trồng rau hữu cơ lên 50 hecta. Tuy nhiên, sản phẩm rau hữu cơ có chất lượng, mức đầu tư lớn nhưng đầu ra chưa ổn định,còn qua nhiều khâu phân phối trung gian. Trong khi đó, một bộ phận người dân chưa biết đến sản phẩm rau hữu cơ, còn lo ngại trà trộn rau đại trà tại cửa hàng rau sạch. Rõ ràng, mô hình trồng rau hữu cơ được nhân rộng thì ngày càng nhiều người dân được sử dụng các sản phẩm an toàn, đảm bảo tốt sức khỏe. /.
Kim Thanh/VOV-Trung tâm Tin

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Thực phẩm sạch : bao giờ hết “xa xỉ” ?

SKĐS - Không biết từ bao giờ, thực phẩm sạch, thứ đúng ra phải là bình thường lại trở thành… xa xỉ đối với đông đảo người dân. Chính quyền, cũng như doanh nghiệp, người dân liên tiếp đưa ra những cách thức để hiện thực hoá mong muốn này, nhưng cho đến nay vẫn chỉ như những đốm sáng lặt nhặt không phủ kín hết nhu cầu rộng lớn…
Tạm thời vẫn phải dùng thực phẩm “thông thường”
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chính thức công bố 69 địa chỉ cung cấp sản phẩm nông sản đã được xác nhận kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi trên toàn quốc. Đây được kỳ vọng là những địa chỉ tin cậy để người tiêu dùng tìm cho mình những nông sản an toàn, chất lượng. Tuy nhiên, nhìn vào danh sách điểm trên toàn quốc, số lượng mặt hàng tại các điểm, con số 69 trên 100 triệu dân là như “muối bỏ bể”.
Thông tin từ Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội cho thấy: Hà Nội hiện nay có số dân 7,2 triệu người và thường xuyên có mặt khoảng 2,5 triệu lao động, học sinh sinh viên ngoại tỉnh cư trú và làm việc. Để đáp ứng cho gần 10 triệu người, thị trường Hà Nội tiêu thụ một ngày khoảng 1.000 tấn thịt các loại, 700 tấn cá, 2.500 tấn rau củ các loại...
Từ đó cho thấy nhu cầu thực phẩm của Hà Nội rất lớn, trong khi đó sản xuất nông nghiệp của Hà Nội mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu thịt gia súc gia cầm, 32% cá, 60% rau củ tươi và 18% quả tươi các loại... còn lại là từ các tỉnh khác cung cấp cho thành phố và nhập khẩu, cho nên nguy cơ cao về an toàn thực phẩm đối với Hà Nội là rất lớn.
Theo TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn - Bộ NN&PTNT: “Người tiêu dùng khi được hỏi, đều cho biết sẵn sàng trả giá ở mức cao hơn để được mua thực phẩm an toàn. Theo tín hiệu này, 69 đơn vị đầu tiên này sẽ được nhân lên hàng trăm, hàng nghìn, hàng vạn đơn vị trên toàn quốc. Đã đến lúc phải đưa toàn bộ hệ thống sản xuất của nước ta phải là hệ thống sạch và đúng theo một tiêu chuẩn duy nhất”.
Có một khó khăn, đó là giá “thực phẩm sạch” cao hơn thực phẩm thông thường, trong khi đa số người dân bên cạnh sự tiện lợi thì phần đông thu nhập thấp, chấp nhận mua thực phẩm trôi nổi với giá rẻ mà không có sự lựa chọn khác. Tuy nhiên, nếu Nhà nước và chính quyền địa phương vào cuộc để hỗ trợ với nhiều hình thức cả tuyên truyền, ưu đãi lẫn biện pháp hành chính, để những nguồn hàng này trở thành địa chỉ tin cậy, thu hút đông khách hàng. Từ đó thúc đẩy nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này, chuỗi thực phẩm sạch sẽ tăng lên, và sẽ giúp hình thành một mức giá phù hợp với đại đa số người dân, lúc đó thị trường mới được coi là vững bền.
“Sạch” còn phụ thuộc… túi tiền
Cho đến khi thị trường bền vững tương lai của thực phẩm sạch xuất hiện, tại thời điểm này, rất nhiều lý do vẫn khiến người dân phải tạm thời sử dụng thực phẩm “thông thường”. Một chuyên gia khoa Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia cho biết, qua công việc, ông biết nhiều đối tác cung cấp thực phẩm sạch nhưng rõ rang là hiện nay chi phí cho thực phẩm sạch khá cao, không phù hợp ngay cả bản thân gia đình ông. Bởi các thực phẩm sạch phải sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, đạt các tiêu chuẩn quốc gia, rồi kiểm nghiệm nên tốn nhiều chi phí hơn so với các sản phẩm không qua kiểm nghiệm hoặc phải dùng các loại thuốc tăng trưởng nhanh thì giá mới hạ được.
Anh Nguyễn Quang X. - một chủ kinh doanh hải sản sạch không ngần ngại bộc bạch: “Làm ăn bây giờ có một cái khó, đó là nếu mình lấy trực tiếp hải sản tươi sống từ ngư dân ở các vùng biển, thì giá buôn lấy gốc vẫn đắt hơn giá bán của các tiểu thương ở chợ đầu mối Hà Nội, khách hàng họ chê. Mình lại không cam tâm nhập những mặt hàng không rõ nguồn gốc, hoặc kém phẩm chất rồi về “tút tát” lại để bán. Cho nên không thể cạnh tranh lại với những hộ kinh doanh bất chính làm gian, vừa được giá thành mà vẫn siêu lợi nhuận”.
Như để minh chứng cho giá cả của thực phẩm sạch, anh X. so sánh thêm, đơn cử quả cà chua thương hiệu Götula, nó không chỉ sạch mà còn có vị ngon ngọt, thơm mát, ăn sống hoàn toàn khác so với cà chua bán ngoài chợ cóc thông thường, nhưng giá hơn 100.000 đồng/kg, đắt gấp 10 lần. Hay một hộp 4 quả táo đỏ cỡ nắm tay trẻ con, nhập khẩu Newziland bán với giá 160.000 đồng, giá có thể mua vài cân táo khác.
Đây là so sánh “hàng hiệu”, còn về thực phẩm, trong khi các loại rau, củ, quả trên thị trường hiện nay lạm dụng phân bón vô cơ lâu dài, được phun thuốc kích thích để nhanh chóng sớm thu hoạch thì các sản phẩm rau sạch lại phải canh tác theo hướng hữu cơ kết hợp với công nghệ hiện đại. Ngoài ra, để có một sản phẩm rau an toàn và tươi ngon rất kỳ công, tiêu tốn nhiều công sức, thời gian và tiền bạc, do vậy, các sản phẩm rau quả chất lượng cao sẽ có giá trị tương đương thậm chí cao hơn so với thịt, cá.
Trong khi đó, hàng ngày, khắp nơi vẫn ngập tràn tin tức về những thực phẩm bẩn bị cơ quan chức năng phát hiện, kể cả những mặt hàng nhập khẩu quá đát, lẫn hàng ôi thiu đủ mọi xuất xứ. Có thể nói, tình trạng thực phẩm bẩn này sẽ không bao giờ hết, bởi vẫn luôn có một thị trường béo bở đang “há mồm” chờ đợi.
Một kg tim lợn đông lạnh được bán với giá 27.000 đồng/kg, trong khi tim lợn tươi tận 250.000/kg. Mặt hàng này vẫn tồn tại vì vẫn có khách mua, bên cạnh những hàng quán thiếu lương tâm, là những người nghèo đành tặc lưỡi chấp nhận. Với mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực, người dân vẫn  buộc phải coi mong muốn chính đáng được dùng thực phẩm sạch của mình là điều… xa xỉ./.

Hà Nội: Nông dân miệt mài với vườn rau hữu cơ "5 không"

(VnMedia) - Trong khi thực phẩm bẩn đang đe dọa sức khỏe người tiêu dùng thì tại thôn Song Phương, Hoài Đức, nông dân trồng rau vẫn chăm chỉ canh tác vườn rau hữu cơ "5 không".
Ruộng rau "5 không" mà nông dân xã Song Phương đang áp dụng là không dùng phân bón hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, không có chất biến đổi gen, không chất kích thích sinh trưởng và không sử dụng thuốc diệt cỏ.
TH1image002.jpg
Vùng rau hữu cơ ở Song Phương
Phương thức trồng rau hữu cơ này đang được đánh giá là sản phẩm an toàn tuyệt đối cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Vùng sản xuất rau hữu cơ đòi hỏi phải bảo đảm theo đúng 24 nguyên tắc của bộ tiêu chuẩn quốc tế IFOAM.
Trong suốt quá trình sinh trưởng, cây rau chỉ được bón duy nhất loại phân hữu cơ đã được ủ mục trong khoảng 2 tháng, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích, phân bón hóa học, biến đổi gen hay thuốc kích thích tăng trưởng… Nếu có sâu bệnh, người trồng rau chỉ dùng các loại thảo mộc như tỏi, gừng đem giã và trộn với rượu rồi phun cho cây.
Theo bác Nguyễn Văn Trường – nông dân trồng rau xã Song phương, thế mạnh của mô hình sản xuất rau hữu cơ là trong quy trình sản xuất phải tuân thủ nguyên tắc vàng “5 không”, không dùng phân bón hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, không có chất biến đổi gen, không chất kích thích sinh trưởng và không sử dụng thuốc diệt cỏ nên thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Vấn đề sâu bệnh được bà con xử lý bằng các chế phẩm sinh học, dùng thảo mộc, bẫy bả, trồng hoa dẫn dụ hoặc bắt thủ công.
Nét nổi bật nhất của trồng rau hữu cơ là không sử dụng bất kỳ loại thuốc hay phân bón hóa học nào mà được xử lý bằng các biện pháp sinh học. Theo đó, mỗi ruộng rau sẽ được trồng xen kẽ các loại cây hoa như cúc vạn thọ, hướng dương làm chất “dẫn dụ” bướm, côn trùng bay đến đẻ trứng sâu vào. Dưới mỗi lá hướng dương có thể có hàng nghìn trứng sâu.
Đối với các loại rau cho quả thì người dân áp dụng đèn dẫn dụ, là những bình nhựa bên trong có hợp chất sinh học để thu hút o­ng, ruồi vàng... vào trong đó. Những chất này sẽ tiêu diệt chúng nhưng an toàn tuyệt đối với con người và rau. Phân bón dùng cho cây rau cũng khá cầu kỳ. Phân được ủ theo quy trình: một lớp phân chuồng sau đó đến một lớp rơm rồi một lớp cỏ. Phân phải ủ đủ 3 tháng để tiêu diệt hết mầm bệnh, vi khuẩn hại rau. Và cứ 45 ngày lại phải đảo phân lại từ đầu để cho phân mục đều. Anh Hưng cho biết: “Nhiệt độ cao nhất trong đống phân có thể đạt tới 200ºC. Do đó sẽ diệt được toàn bộ mầm bệnh”.
Bác nông dân Lê Văn Nhất cho biết, trồng rau hữu cơ, các giống rau trồng có nguồn gốc đảm bảo và tuyệt đối không sử dụng giống biến đổi gen. Thứ hai, quá trình trồng và chăm sóc rau không sử dụng phân đạm và phân bón hóa học. Thứ ba, trong trường hợp sâu bệnh quá nhiều chỉ dùng các chế phẩm sinh học có nguồn gốc thiên nhiên như ớt, xả, gừng,… để phun phòng trừ, xua đuổi côn trồng tới hại rau, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Việc tuân thủ những nguyên tắc vàng này đã tạo ra những mớ rau chất lượng, an toàn mang đến một lợi nhuận đáng kinh ngạc cho  các gia đình và bà con nông dân xã Song Phương.
Được biết, xã Song Phương, Hoài Đức là một trong nhiều vùng trồng rau hữu cơ của Hà Nội. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động xã viên tham gia, cùng với công tác lựa chọn khu vực trồng trọt, thẩm định thổ nhưỡng, nguồn nước… nên số lượng người nông dân tham gia trồng rau hữu cơ ngày càng lớn mạnh. Mô hình đã nhanh chóng mang lại hiệu quả kinh tế cao và thể hiện được ưu điểm vượt trội về chất lượng, bình quân thu nhập đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng. Diện tích sản xuất rau hữu cơ tăng dần qua các năm.
Khánh An

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Đột phá vào nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng

Vừa qua, tại TP HCM, Bộ NN-PTNT và Bộ KH-CN đã chủ trì Hội thảo Nhận diện sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (Organic) Việt Nam, xu hướng phát triển và xúc tiến liên kết sản xuất, tiêu thụ. ... 
Trồng rau hữu cơ ở trang trại Organica (huyện Long Thành, Đồng Nai) của Cty CP Thương mại Dịch vụ Mùa... đơn vị sở hữu thương hiệu thực phẩm hữu cơ ORGANICA 


Hội thảo này cho thấy nông nghiệp hữu cơ đã bắt đầu có được sự quan tâm, thúc đẩy phát triển của các bộ, ngành liên quan. 

Nhu cầu tăng cao 

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam, quy mô cũng còn hạn chế. Nhưng đến thời điểm này đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trong đó có những doanh nghiệp đã có được chứng nhận hữu cơ bởi các tổ chức quốc tế có uy tín. 

Có thể kể ra đây như Cty TNHH Liên doanh Organik Lâm Đồng chuyên sản xuất các loại rau, củ, quả, đã có chứng nhận hữu cơ của châu Âu; Viễn Phú Green Farm có chứng nhận hữu cơ của Mỹ và châu Âu, đang sản xuất các sản phẩm hữu cơ như gạo (năng lực sản xuất 1.000 tấn/năm), thủy sản (1.000 tấn/năm), rau quả (2.000 tấn/năm), nấm rơm (500 tấn/năm)…; Cty CP Trang trại Bảo Châu (Hòa Bình) được tổ chức EMRO (Nhật Bản) cấp chứng nhận thịt, cá rau hữu cơ đạt tiêu chuẩn Certified Green, là trang trại sạch nhất trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam; Cty CP Thương mại Dịch vụ Mùa có chứng nhận hữu cơ của Mỹ và EU cho các sản phẩm rau củ quả nhiệt đới… 

Điều đáng ghi nhận là phần lớn các sản phẩm có chứng nhận hữu cơ đều đang được tiêu thụ tốt, có những sản phẩm chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng có những sản phẩm còn ít nhiều gặp khó khăn, nhất là lúc mới ra sản phẩm. 

Ông Nguyễn Đại Thắng (Cty CP Trang trại Bảo Châu), cho biết, khi mới bắt đầu đưa sản phẩm ra thị trường Cty từng phải đi bán từng quả trứng, con gà, con lợn hữu cơ, bởi nhiều người tiêu dùng chưa có khái niệm thịt, trứng hữu cơ là như thế nào. Mất nhiều tháng trời gian nan gây dựng thị trường, sản phẩm chăn nuôi hữu cơ của Bảo Châu mới dần được tiêu thụ ổn định. Một số hệ thống siêu thị cũng đã bắt đầu quan tâm tới việc đưa nông sản hữu cơ vào bán trong các cửa hàng của mình. 

Ông Phạm Trung Kiên, Phó TGĐ Sài Gòn Co.op, cho biết hệ thống này đang chuẩn bị xây dựng những cửa hàng bán lẻ hướng tới đối tượng khách hàng là những người thu nhập cao. Vì thế, ở những cửa hàng này sẽ bán các loại nông sản chất lượng cao, sản xuất bền vững, hữu cơ. 

Không chỉ đáp ứng được cho nhu cầu tiêu thụ nông sản cao cấp của những người tiêu dùng có thu nhập khá, nhiều sản phẩm hữu cơ, sinh thái của Việt Nam đang được xuất khẩu tới những thị trường khó tính. Ông Antonie Bùi, đại diện Cty Binca (Đức), cho biết, Cty này đã xuất khẩu cá tra, tôm sinh thái của Việt Nam sang EU. Viễn Phú cũng đã xuất khẩu gạo hữu cơ ra nước ngoài… 

Theo ông Wouter Van Ravenhorst (Control Union), nhu cầu thực phẩm hữu cơ trên thế giới đang có mức tăng trưởng 10 - 15%/năm. Đến năm 2014, trên toàn thế giới đã có trên 43 triệu ha canh tác hữu cơ, với tổng giá trị sản phẩm là 72 tỷ USD. Chính vì vậy, hầu hết doanh nghiệp đang đầu tư sản xuất nông sản hữu cơ đều đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất. Theo ông Nguyễn Đại Thắng, Cty CP Trang trại Bảo Châu hiện đang có trong chuồng 5.000 con lợn hữu cơ, và phấn đấu đến cuối năm sẽ tăng đàn lên gấp đôi. Cty TNHH Liên doanh Organik Lâm Đồng đang có tham vọng xây dựng làng sản xuất hữu cơ ở chân núi Tà Pa (Tri Tôn, An Giang). Viễn Phú Green Farm đang mong muốn mở rộng vùng nguyên liệu hữu cơ ra vùng xung quanh với diện tích 10.000 ha, ngoài trồng trọt và thủy sản, sẽ tiến hành chăn nuôi gia súc, gia cầm hữu cơ. Viễn Phú cũng muốn xây dựng những cơ sở chế biến sâu sản phẩm hữu cơ như nhà máy chế biến bún, miến, phở, nui hữu cơ; nhà máy chế biến đồ uống, chức ăn hữu cơ; nhà máy chế biến bột dinh dưỡng hữu cơ. 

Khâu đột phá

 Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất hữu cơ hiện đang gặp nhiều khó khăn, mà trước hết là về chính sách. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết, dù Chính phủ đã có Quyết định 01/2012QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (trong đó có nông nghiệp hữu cơ), đã quan tâm tới nông nghiệp hữu cơ qua việc cho phép thành lập Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ, nhưng rõ ràng các chính sách hiện có chưa theo kịp với yêu cầu đầu tư, phát triển nông nghiệp hữu cơ mà các doanh nghiệp đang thực hiện. Do đó, ông Võ Minh Khải, TGĐ Viễn Phú Green Farm, cho rằng Chính phủ cần có những chính sách cụ thể mang tính đột phá, nhằm mục đích chuyển đổi dần từ nền canh tác hóa học sang sản xuất thân thiện với môi trường để cải thiện sức khỏe cộng đồng và đáp ứng xu thế hội nhập, cạnh tranh trên thị trường thế giới. 

Cũng theo ông Khải, cần có các chính sách nêu rõ sự khác biệt trong việc khuyến khích nông dân, trang trại, HTX, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp thân thiện với môi trường với nông nghiệp sử dụng hóa học hiện nay. 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, nhận định, do nhu cầu sử dụng nông sản hữu cơ trong nước và trên thế giới đang tăng cao, nên xu hướng đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ của các doanh nghiệp đang khá rõ rệt. Sắp tới Bộ NN-PTNT và Bộ KH-CN sẽ lập tổ công tác đến tìm hiểu kỹ những thuận lợi, khó khăn của các doanh nghiệp làm nông sản hữu cơ, từ đó có những tham mưu thiết thực cho lãnh đạo 2 Bộ trong công tác quản lý, điều hành phát triển nông nghiệp hữu cơ. Bộ NN-PTNT sẽ rà soát lại các chính sách liên quan đến nông nghiệp hữu cơ để có những điều chỉnh cho phù hợp và bổ sung những chính sách mới tạo thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ. 

Trong những chương trình XTTM sắp tới, Bộ NN-PTNT sẽ chú trọng quảng bá nông nghiệp, nông sản hữu cơ của Việt Nam ra với thế giới. Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh Bộ NN-PTNT coi sản xuất hữu cơ sẽ là khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong những năm tới.... 

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam

Các bạn trẻ khu vực ASEAN+ 1 tập làm “đại sứ sinh thái”

VH- Từ ngày 14-18.5, tại nhà cộng đồng Cẩm Thanh (TP Hội An, Quảng Nam), 32 bạn trẻ đến từ các nước trong khu vực ASEAN+1 cùng tham gia diễn đàn tập huấn với chủ đề “Young, Wild and Living Green” do Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) tổ chức với sự hỗ trợ từ Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI).
Trong thời gian 5 ngày, các bạn trẻ độ tuổi 18 - 25 đến từ các nước Bangladesh, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam sẽ cùng nhau học tập, chia sẻ kiến thức về ba chủ đề chính: Nông nghiệp bền vững, kiến trúc xanh và du lịch sinh thái. Diễn đàn nhằm tập huấn, trang bị các kiến thức tạo động lực cho các bạn trẻ trong khu vực ASEAN+1 hướng tới lối sống sinh thái trong cuộc sống của chính mình. Từ đó, tạo nên một mạng lưới đại sứ sinh thái lan tỏa thông điệp về một cộng đồng sống thân thiện với thiên nhiên.
Các bạn trẻ đến từ các quốc gia trong khu vực ASEAN+1 đã cùng nhau kết nối, tìm hiểu hiện trạng, các vấn đề môi trường ở khu vực, quốc gia các bạn sinh sống nói riêng và trên quy mô Đông Nam Á nói chung. Sau khi có cái nhìn tổng thể về các vấn đề môi trường, các bạn được tiếp cận với cách tính “Dấu chân sinh thái” và có thêm nhận thức về sự ảnh hưởng trong lối sống của mình đến môi trường, để thay đổi lối sống theo hướng bền vững hơn. Bên cạnh đó, các bạn học viên cũng có thêm kiến thức về hiện trạng tiêu dùng hiện nay trong khu vực Đông Nam Á cũng như ảnh hưởng của việc tiêu dùng quá mức đến môi trường, những phương thức để tiêu dùng bền vững hơn và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. Trong ngày đầu tiên, các học viên sẽ triển khai triển lãm mô hình bền vững ở các nước. Chính các bạn thành người đứng lớp giới thiệu, chia sẻ về các mô hình bền vững ở đất nước mình tới các bạn khác.
Các học viên tham quan mô hình làng rau hữu cơ Thanh Đông
Khi đi tham quan thực trạng ở biển Cửa Đại, nơi diễn ra thực trạng sạt lở cửa biển do các hoạt động phát triển ở Hội An, các học viên đã có một góc nhìn thực tế về những tác động, biến đổi môi trường sống. Các sân chơi tái chế được xây dựng từ những vật dụng cũ, bỏ để trở thành không gian vui chơi của trẻ em được các bạn trẻ rất thích thú quan tâm.
Những góc nhìn mới về kiến trúc bền vững là một trong những nội dung chính của chương trình tập huấn để biết được tầm quan trọng của yếu tố bền vững trong ngôi nhà, các biện pháp để có thể làm cho ngôi nhà bền vững hơn từ những việc nhỏ như thay đổi cách sắp xếp nội thất trong nhà đến lựa chọn các vật liệu có cách sản xuất thân thiện môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự bền vững cho công trình.
Các học viên trải nghiệm thực tế, tìm hiểu thông tin và cùng tham gia quy trình sản xuất tại mô hình vườn rau hữu cơ Thanh Đông; cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ tre - nguyên liệu thân thiện với môi trường; cùng chia sẻ với các nông dân, các chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm hữu cơ trong việc sản xuất, đưa sản phẩm hữu cơ đến người tiêu dùng để từ đó chia sẻ những ý tưởng hướng tới nông nghiệp bền vững.
Sau khi cùng nhau khám phá, tìm hiểu Hội An qua các khía cạnh liên quan đến du lịch, kiến trúc và nông nghiệp, các bạn sẽ hoàn thành các sản phẩm để đưa ra những tìm hiểu của mình cũng như ý kiến của các bạn thành viên và sẽ cùng trao đổi tại diễn đàn để các chuyên gia có kiến thức, am hiểu cùng đánh giá, góp ý.
Từ những kiến thức thực tế thu thập được, các học viên sẽ được giới thiệu một lý thuyết mới về mô hình thay đổi hành vi để có thể áp dụng hữu ích trong các dự án về sau, từ đó có cách tiếp cận mới trong việc xây dựng các dự án hướng tới sự thay đổi hành vi của người tham gia.
Bạn Trịnh Minh Nguyệt- thành viên của C&E, người cùng tham gia chương trình- chia sẻ: Sau khi cùng nhau trải qua các buổi tập huấn, học hỏi các kiến thức về lối sống sinh thái, các bạn đã tự mình nhìn nhận lại các hành động sống xanh mà bản thân mình chưa thực hiện được và cố gắng thay đổi bản thân trước. Những ngày trải bạn có thể nhìn nhận những rào cản đang ngăn trở bản thân, tiếp thêm động lực để thực hiện các cam kết thay đổi bản thân mạnh mẽ theo hướng sống xanh. Từ đó sẽ có những ý tưởng về dự án sẽ thực hiện với cộng đồng của mình sau khi trở về từ khóa tập huấn này.
Khánh Chi 
Nguồn: Báo Văn Hóa

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Thu triệu USD từ sản phẩm organic

Nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm organic cho biết, hiện lượng cung không đủ cầu.
Tại hội thảo “Nhận diện sản phẩm nông nghiệp organic Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kết hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tại TP HCM, ông Nguyễn Bá Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Organik Đà Lạt cho biết, hiện nay nguồn thực phẩm sạch trong nước còn hạn chế, trong khi đó nhu cầu về sử dụng sản phẩm hữu cơ ngày càng tăng cao.
Cụ thể, tại công ty ông lượng đơn hàng xuất khẩu cung không đủ cầu, có doanh nghiệp đặt 8 container ngò gai hữu cơ mỗi tuần để xuất khẩu vào Nhật Bản nhưng công ty không đủ hàng. Riêng với các sản phẩm rau đạt chuẩn organic như cà rốt baby, củ cải baby… doanh thu có thể đạt từ 500.000 đến một triệu USD một ha.
thu-trieu-usd-tu-san-phm-organic
Gạo organic đang được nhiều thị trường nhập khẩu khó tính ưa chuộng. Ảnh: Hồng Châu.
Cũng cung cấp hàng xuất khẩu với số lượng lớn, Công ty TNHH Hưng Thịnh (Tây Ninh) đã ký kết hợp tác với một đối tác nước ngoài, có văn phòng tại An Giang. Theo đó, nông trại rộng 1.500ha của Hưng Thịnh sẽ được đầu tư nuôi cá và tôm đạt tiêu chuẩn organic để cung cấp cho thị trường Đức.
Chia sẻ với VnExpress, Công ty Viễn Phú (Cà Mau) cũng cho biết, gạo organic của công ty được nhiều thị trường nhập khẩu như Anh, Nga, Singapore, Pháp, Đức ưa chuộng. Đối với thị trường trong nước, mặc dù tỷ lệ tiêu thụ không cao nhưng mặt hàng này cũng đang gia tăng lượng khách hàng mỗi ngày.
Sắp tới, công ty sẽ có thêm 7 doanh nghiệp Nhật Bản đến hợp tác cùng phát triển các sản phẩm gạo, tôm, cá hữu cơ để cung cấp cho thị trường Nhật. Phía Nhật sẽ hỗ trợ cây, con giống chất lượng, quy trình kỹ thuật…
Hiện công ty có tới 11 sản phẩm thuộc nhiều dòng khác nhau, trong đó, gạo mầm đen gaba hữu cơ có giá 100.000 đồng một kg, các sản phẩm còn lại dao động 50.000-70.000 đồng.
“Hiện nay chúng tôi xuất khẩu 70%, 30% còn lại bán cho thị trường trong nước. Nhiều đơn hàng xuất khẩu không đủ cung ứng, đôi khi tôi muốn mở rộng canh tác nhưng vì thấy Nhà nước vẫn chưa có chính sách cụ thể cho canh tác gạo hữu cơ nên chưa thể đẩy mạnh”, ông Khải chia sẻ.
Mặc dù thấy tiềm năng của sản phẩm hữu cơ khá lớn, nhưng hầu hết các doanh nghiệp trồng và kinh doanh sản phẩm hữu cơ vẫn còn nhiều khó khăn khi mà nguồn vốn, quỹ đất cũng như vùng quy hoạch trong nước còn manh mún. Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh, hiện diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ mới khoảng 23.000ha, chiếm 0,2% diện tích sản xuất nông nghiệp cả nước.
Sắp tới, để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ cùng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập một tổ công tác chuyên hỗ trợ, phát triển hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tổ công tác này sẽ đến từng doanh nghiệp để tìm hiểu khó khăn và đưa ra hướng giải quyết hợp lý.
Bên cạnh đó, tháng 8 tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ có chuyến công tác qua châu Âu, Nhật Bản… để tìm kiếm đối tác, rồi phân bổ về cho các địa phương có thực hiện nông nghiệp hữu cơ.
Nhìn nhận chung về hướng đi mới này, GS Võ Tòng Xuân cho rằng, đây là xu hướng của thế giới, càng ngày nhu cầu về thực phẩm tốt cho sức khỏe, sạch là mối quan tâm của toàn cầu. Thị trường này còn rộng mở và vô cùng lớn cho các doanh nghiệp Việt nắm bắt cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, nếu không kiên trì, có bước đi đúng đắn và tính toán kỹ lưỡng thì doanh nghiệp dễ gặp thất bại.
Nguồn: vnexpress.net

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

Nông nghiệp hữu cơ đẩy lùi thực phẩm bẩn

Tiêu dùng sản phẩm hữu cơ là xu hướng của thế giới với mức tăng trưởng mỗi năm 10 - 15% và VN cũng không ngoài xu hướng đó. Nhưng để có nền nông nghiệp hữu cơ đòi hỏi phải có chiến lược chính sách quốc gia.
Sản phẩm hữu cơ ở VN ngày càng được nhiều người lựa chọn. Hình chụp tại cửa hàng thực phẩm hữu cơ ORGANICA 130 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP.HCM.ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Tại hội thảo “Nhận diện sản phẩm nông nghiệp organic VN, xu hướng phát triển và xúc tiến liên kết sản xuất tiêu thụ”, do Bộ NN-PTNT phối hợp Bộ KH-CN tổ chức ngày 12.5 ở TP.HCM, các chuyên gia cho biết năm 2012 tổng giá trị của thị trường hữu cơ thế giới đạt 63 tỉ USD, đến năm 2014 tăng lên 72 tỉ USD. Mỹ là nước có thị trường phát triển nhất với tổng giá trị trên 17 tỉ USD, kế đến là Đức với khoảng 8 tỉ USD, các nước châu Âu, Canada, Úc và cả Trung Quốc. Còn tính theo bình quân đầu người thì Thụy Sĩ là nước tiêu thụ mạnh nhất sản phẩm hữu cơ với khoảng 221 EUR/người/năm.
Ở VN, việc sản xuất sản phẩm hữu cơ không chỉ là xu thế, mà là đòi hỏi cấp bách nhằm đẩy lùi thực phẩm bẩn đang có xu hướng gia tăng. Hiện ở VN có nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất sản phẩm hữu cơ, sản phẩm làm ra cũng rất đa dạng từ lương thực, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức uống... Thế nhưng, nông nghiệp hữu cơ (NNHC) còn rất nhỏ bé với khoảng 0,2% tổng diện tích đất sản xuất, tương đương khoảng 23.400 ha.
Sản xuất đã khó, tiêu thụ càng khó


Tìm đường xuất khẩu sản phẩm hữu cơ
Theo ông Lê Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty Organic Life, các doanh nghiệp đi tiên phong gặp khó khăn do phải tự xây dựng cả chuỗi cung ứng từ sản xuất đến bán lẻ trong khi nguồn lực hạn chế. Chính vì vậy, doanh nghiệp đã tập hợp lại với nhau để xây dựng “ngôi nhà organic”. “Mục đích là chuyên nghiệp hóa từng khâu trong chuỗi giá trị và tạo ra một lượng hàng hóa lớn, sản phẩm đa dạng. Cuối tháng này chúng tôi sẽ tổ chức một đoàn doanh nghiệp đi tìm hiểu thị trường và xúc tiến thương mại tại châu Âu”, ông Thành nói.

TS Nguyễn Bá Hùng, Tổng giám đốc Công ty TNHH liên doanh Organik Đà Lạt - người tiên phong làm NNHC ở VN khi đầu tư vào lĩnh vực này cách đây 21 năm, cho biết trong 10 năm đầu công ty làm từ những tiêu chuẩn thấp hơn để xây dựng quy trình, khoa học kỹ thuật chuẩn bị cho chuẩn organic. “Cách đây 11 năm sản phẩm của Organik Đà Lạt mới được cấp chứng chỉ. Nói lên điều này để thấy rằng sản xuất sản phẩm hữu cơ không đơn giản. Hiện nay một quy trình sản xuất hữu cơ phải mất ít nhất 3 năm chuyển đổi từ đất sản xuất nông nghiệp bình thường. Cái khó của những người làm NNHC ở VN là sản lượng ít, chủng loại không đa dạng và không thể cung cấp liên tục trong năm. Những hạn chế này làm cho sản phẩm rất khó đưa ra thị trường vì người tiêu dùng cần sản phẩm đa dạng và liên tục”, ông Hùng chia sẻ.
Còn ông Nguyễn Đại Thắng, chủ trang trại chăn nuôi heo Bảo Châu, cho biết làm ra sản phẩm hữu cơ đã khó, bán được càng khó hơn. Người tiêu dùng không phân biệt được đâu là sản phẩm thường, đâu là sản phẩm hữu cơ, cũng không nhiều người hiểu được lợi ích của sản phẩm hữu cơ so với sản phẩm thường, trong khi giá bán lại cao hơn nên rất khó tiêu thụ. “Chúng tôi vừa đóng vai nông dân sản xuất, nhà bán hàng, nhân viên tiếp thị sản phẩm. Một người làm một việc đã khó nay lại phải kiêm nhiệm cùng lúc nhiều việc nên thật sự là rất khó khăn”, ông Thắng nói.
Cần chính sách đồng bộ
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Quốc Khánh nhìn nhận để thúc đẩy NNHC phát triển cần phải có chính sách đồng bộ. “Chính sách thiếu là điểm yếu của chúng ta hiện nay”, ông Khánh nói và cho rằng trước hết cần rà soát lại đất đai xem khu vực nào chưa bị ô nhiễm, có thể sản xuất được sản phẩm hữu cơ. Bên cạnh đó xây dựng chính sách hỗ trợ, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn NNHC và đặc biệt là hình thành chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ. Tương tự, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho rằng cơ chế chính sách cho phát triển NNHC đã có nhưng chưa hoàn chỉnh, cần bổ sung. “Chúng tôi sẽ sẵn sàng ngồi lại với doanh nghiệp để cùng nhau tìm cách thúc đẩy phát triển nền NNHC”, ông Nam nói.
TS Võ Minh Khải, Tổng giám đốc Công ty Viễn Phú, lưu ý chính sách cho NNHC phải ở tầm quốc gia, mang tính đột phá để chuyển dần nền sản xuất từ hóa học hiện nay sang nền sản xuất thân thiện với môi trường. Do phải mất ít nhất 3 năm chuyển đổi từ đất sản xuất nông nghiệp bình thường sang sản xuất hữu cơ, nên các chính sách về đất đai và tín dụng phải dài hơn so với các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp thông thường, lãi suất vay phải thấp hơn. Kèm theo đó là các chính sách về thuế, phí cũng phải được ưu đãi hợp lý...
Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp bổ sung NNHC không chấp nhận sản phẩm có nguồn gốc biến đổi gien - GMO, chính vì vậy cần phải có chính sách về giống cây trồng vật nuôi phù hợp. Chính sách phát triển nghiên cứu khoa học, sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ chăm sóc cây trồng vật nuôi; các chính sách liên kết phát triển sản xuất với tiêu thụ, thu hoạch, bảo quản... cũng cần được tính toán cụ thể.

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Việt Nam có rau hữu cơ sạch, thịt sạch, nhưng đa phần đều mang đi xuất khẩu

Các chuyên gia và doanh nghiệp nhận định rằng Việt Nam đang có nhiều thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp hữu cơ (hay còn gọi là organic) với các sản phẩm rau, thịt sạch không dùng thuốc trừ sâu và chất tạo nạc nhưng do rào cản về cơ chế chính sách cũng như thói quen tiêu dùng nên hiện nay sản phẩm organic đa phần không được tiêu thụ nội địa mà chủ yếu để xuất khẩu.


Đây là ý kiến tại hội thảo “Nhận diện sản phẩm nông nghiệp organic Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Viện kinh tế Nông nghiệp hữu cơ (VOAEI) tổ chức ngày 12/5 tại TPHCM.
Theo VOAEI, Việt Nam hiện đang đương đầu với những thách thức lớn do tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng và hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm.
Chưa kể, tình trạng ô nhiễm môi trường sống đang có những tác động xấu đến chất lượng thực phẩm, đến sức khỏe, sự an toàn, niềm tin và cuộc sống người tiêu dùng. Vì thế, hiện nay người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tìm mua và ưu tiên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo và có thương hiệu uy tín trên thị trường.
Trước tình thế đó, việc định hướng phát triển nền nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm cho thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu trong xu thế hội nhập thế giới là một yêu cầu tất yếu để đáp ứng hài hòa nhu cầu phát triển kinh tế, môi trường và xã hội.
Theo xu hướng đó, nông nghiệp organic được xem là một lĩnh vực mới nổi ở Việt Nam, nhưng hứa hẹn hiệu quả kinh doanh lớn hơn và cơ hội phát triển tốt hơn trong tương lai.
Trong hơn 10 năm qua, nhiều doanh nghiệp (DN) đi theo hướng nông nghiệp organic đã có nhiều sản phẩm hữu cơ được chứng nhận quốc tế từ rau củ, quả, tôm cá, gạo, trà, dầu dừa… Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm này xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ... chứ chưa có mặt nhiều ở thị phần nội địa. Vì sao vậy?
Dưới đây là một số lí do:
Thứ nhất: giá cao, kén khách
Giá thành các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thường khá cao so với sản phẩm thông thường cùng loại, rất kén người mua nên vẫn chưa được người tiêu dùng trong nước biết nhiều. Chỉ đến khi vấn đề thực phẩm bẩn, chất cấm được sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt, chế bến, sản xuất… được báo động, sản phẩm nông nghiệp organic mới bắt đầu được người tiêu dùng tìm đến.
Ông Nguyễn Bá Hùng – Giám đốc Công ty TNHH Organik Đà Lạt cho biết, khi nguồn thực phẩm trong nước còn nhiều hạn chế về chất lượng, nhu cầu sử dụng sản phẩm rau hữu cơ (organic) ngày càng tăng cao. Phương pháp sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ góp phần vào sản xuất sản phẩm rau quả không có dư lượng hóa học, đảm bảo sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường.
“Lượng đơn hàng xuất khẩu rất lớn, có doanh nghiệp đặt chúng tôi 8 container ngò gai hữu cơ mỗi tuần để xuất khẩu vào Nhật Bản nhưng công ty không đủ hàng cung cấp. Doanh thu từ các sản phẩm rau chức năng đạt chuẩn organic như cà rốt baby, củ cải baby… cũng có thể đạt 500.000 – 1 triệu USD/ha”, ông Hùng thông tin.
Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu nông sản hữu cơ sang Đức, Công ty TNHH Hưng Thịnh (Tây Ninh) đã ký kết hợp tác với một đối tác nước ngoài, có văn phòng tại An Giang. Theo đó, nông trại rộng 1.500 ha của Hưng Thịnh sẽ được đầu tư nuôi cá và tôm đạt tiêu chuẩn organic để cung cấp cho thị trường Đức.
Hay như ông Võ Minh Khải – Giám đốc Công ty Viễn Phú (Cà Mau) cho biết, sắp tới đây sẽ có thêm 7 doanh nghiệp Nhật Bản đến hợp tác với Viễn Phú để phát triển các sản phẩm gạo, tôm, cá hữu cơ để cung cấp cho thị trường Nhật. Phía Nhật sẽ hỗ trợ cây, con giống chất lượng, quy trình kỹ thuật…
Thứ hai: quy mô sản xuất quá nhỏ
Dù nhu cầu thị trường rất lớn, nhưng theo ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ KHCN, diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện còn khiêm tốn, chỉ mới đạt khoảng 23.000ha, chiếm 0,2% diện tích sản xuất nông nghiệp cả nước.
Thứ 3: Thiếu đơn vị kiểm nghiệm, thiếu quy hoạch và cơ chế hỗ trợ
Dù sản xuất hữu cơ đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư, tuy nhiên, hiện nay nước ta vẫn chưa có tổ chức nào cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm hữu cơ. Việc chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hiện nay phải phụ thuộc hoàn toàn vào các tổ chức nước ngoài như Control Union, IMO, JAS…
Tại hội thảo, nhiều DN tham gia sản xuất nông nghiệp oganic kiến nghị Nhà nước và Chính phủ cần đồng hành hơn với DN để ngành này phát triển mạnh. Cụ thể, cần có cơ chế chính sách rõ ràng trong hỗ trợ ưu đãi khi nông dân, DN tham gia nông nghiệp oganic như: nông dân canh tác hữu cơ sẽ được hưởng lợi gì về vay vốn ngân hàng (thời gian dài hơn và lãi suất thấp hơn) so với canh tác vô cơ. Tương tự, DN tham gia nông nghiệp hữu cơ được hưởng lợi gì, ưu đãi gì khi phân phối sản phẩm, vay vốn, xúc tiến thương mại…
Mặt khác, cần có sự quy hoạch cụ thể vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ để tránh sự ô nhiễm chéo của vùng sản xuất vô cơ. Bên cạnh đó, phải có sự phân biệt rõ thế nào là VietGab, Golbal Gap, Organic trong sản xuất và cấp giấy chứng nhận để người tiêu dùng nhận diện.
Xây dựng cơ chế thưởng, phạt rõ ràng trong sản xuất hữu cơ và vô cơ nhằm tạo động lực cho người nông dân, DN tham gia mô hình sản xuất nông nghiệp oganic. Có như vậy, việc sản xuất nông nghiệp từ vô cơ sẽ chuyển dịch dần so mô hình nông nghiệp hữu cơ, tạo được sự cạnh tranh khi hội nhập.

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Nông nghiệp sạch, an toàn là yếu tố quyết định trong xuất khẩu

KTNT - Nông nghiệp hữu cơ (organic) là lĩnh vực mới nổi ở Việt Nam nhưng hứa hẹn sẽ phát triển tốt trong tương lai.
Đó là nhận định của nhiều đại biểu tại hội thảo “Nhận diện sản phẩm nông nghiệp organic Việt Nam - xu hướng phát triển và xúc tiến liên kết sản xuất tiêu thụ” do Cục Chế biến Nông lâm Thủy Hải sản và Nghề Muối - Bộ NN&PTNT tổ chức tại Tp.HCM ngày 12/5.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để nông nghiệp sạch, an toàn phát triển lâu dài cần phải hướng tới xuất khẩu
Việc định hướng phát triển nền nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm cho thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu trong hội nhập là yêu cầu tất yếu hiện nay. TS. Nguyễn Quốc Vọng (Đại học RMIT, Australia) đã cảnh báo rằng nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức vô cùng lớn.
Đó là an toàn vệ sinh thực phẩm và biến đổi khí hậu. Trong tình hình người tiêu dùng đang rất lo ngại về thực phẩm không an toàn hiện nay, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ (organic) là bước đi cần thiết và kịp thời cho nông nghiệp Việt Nam.
Việt Nam hiện đang xuất khẩu rau quả đến 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong 5 thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, ngoại trừ Trung Quốc thì Nhật Bản, Mỹ, Nga và Hàn Quốc đều là những thị trường lớn có yêu cầu khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm (phải áp dụng Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt GAP).
Còn ở trong nước, nhiều người tiêu dùng đã rất quan ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều đó đòi hỏi để cung cấp một thị trường trong nước và xuất khẩu to lớn như vậy (năm 2015 xuất khẩu rau quả đạt 2,2 tỷ USD, tăng trưởng gần 50%) thì yêu cầu trước tiên phải đặt ra là nông sản Việt buộc phải đảm bảo an toàn, sạch.
Theo TS. Vọng, nông nghiệp hữu cơ cần cổ suý ở đây không phải là nông nghiệp hữu cơ thời hoang sơ mà là một nền nông nghiệp luôn tuân thủ 4 nguyên tắc chính về sức khoẻ, sinh thái, công bằng và quan tâm.
Tuy nhiên, hiện trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam được cho là vẫn còn khiêm tốn. Theo Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, năm 2010 cả nước có 21.000ha nông nghiệp hữu cơ. Đến năm 2012 thì diện tích tăng lên thành 23.400ha, chiếm 0,2% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Trang trại hữu cơ của công ty CP Thương mại Dịch vụ Mùa ( tại Long Thành - Đồng Nai)
Hiện nay, sản phẩm hữu cơ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường vì giá cao hơn 50 - 200% so với không hữu cơ. Vì vậy, theo Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, việc mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn gặp nhiều thách thức do chưa có tổ chức nào cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm hữu cơ, chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ vẫn chưa có.
Hơn nữa, việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở các địa phương còn rất hạn chế, các tiêu chuẩn cơ bản cho sản xuất và chế biến hữu cơ vẫn chưa rõ ràng. Đó là chưa kể, vì có mục đích xuất khẩu nên sản phẩm organic của Việt Nam phải được quốc tế công nhận. Điều này đòi hỏi phải xây dựng tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ tốt, xây dựng các tổ chức chứng nhận độc lập và tổ chức cơ chế quản lý.
Thế nhưng, điều đáng lo lắng hiện nay mà ngành nông nghiệp sạch của Việt Nam đang phải đương đầu chính là tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng và hoá chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm.
Do đó, người tiêu dùng băn khoăn là làm sao để nông sản Việt được an toàn để đạt mức tăng trưởng cao khi xuất khẩu. Giới chuyên gia cho rằng, phải xây dựng Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt cho từng ngành hàng và sau đó cần tổ chức cơ chế quản lý.
Về quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, Việt Nam đã ban hành 4 quy trình VietGAP cho rau quả tươi, chè búp tươi, lúa gạo, cà phê và 8 quy trình chăn nuôi tốt VietGAHP cho bò sữa, bò thịt, dê sữa, dê thịt, lợn, gà, ngan/vịt và ong. Nếu áp dụng các quy trình VietGAP này một cách nghiêm chỉnh, nông sản Việt sẽ an toàn, sạch.
TS. Nguyễn Quốc Vọng cho rằng: vì nông sản là kết quả của một chuỗi sản xuất từ nông trại đến bàn ăn, gồm các khâu: gieo hạt, chăm sóc ngoài đồng, thu hoạch, sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản, giao thông chuyên chở, phân phối đến cửa hàng, để cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Cho nên, các nguy cơ ô nhiễm về hoá chất, sinh học và vật lý có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào trong chuỗi. Cơ chế quản lý an toàn thực phẩm do vậy phải là cơ chế quản lý theo chuỗi sản xuất. Thực tế cho thấy, việc kiểm tra từng khâu tuy cần thiết nhưng chỉ là một công đoạn nhỏ trong một chuỗi sản xuất dài phức tạp, nên phải gom về một mối, như một dàn nhạc cần một nhạc trưởng.
Trong khi đó, việc phân bổ trách nhiệm về an toàn thực phẩm cho nhiều bộ ngành khác nhau mà không có một đầu mối quản lý sẽ tạo nên những khác biệt trong tiêu chuẩn, phương pháp đo lường. Chính các khoảng hở giữa các khâu trong chuỗi đã đưa đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, không bộ ngành nào nhận lỗi về phía mình.
Nguồn: Kinh tế nông thôn